Các chủ trương và chính sách lớn cần được thể chế hóa trong dự thảo Luật Thú y:
- Phòng, chống dịch bệnh động vật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân; đề cao tính chủ động của chủ vật nuôi và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm phòng là chính, chống dịch phải khẩn trương, kịp thời.
- Đảm bảo sử dụng thuốc thú y phải an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
- Hoạt động thú y phải kế thừa và áp dụng kinh nghiệm truyền thống của nhân dân, kết hợp với kiến thức công nghệ hiện đại và tăng cường hợp tác quốc tế.
- Quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về thú y và tạo thuận lợi cho các đối tượng có hoạt động liên quan đến thú y.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thú y nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường.
- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay và những năm tới.
- Dự thảo Luật Thú y bao gồm 7 chương và 124 điều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT) chủ trì, phối hợp cùng các Bộ ngành có liên quan để xây dựng Dự án Luật Thú y.
Tiến độ hiện tại trong công tác xây dựng Luật
Từ ngày 10 đến 14 tháng Bảy, 2014, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tình hình thi hành pháp luật về thú y tại Phú Yên và Khánh Hòa..
Vào ngày 1 tháng Tám năm 2014, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Thú y tại TP. Hà Nội.
Dự kiến dự án Luật Thú y sẽ được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thanh tra sơ bộ vào đầu tháng Tám, 2014, tiếp đó Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiển vào ngày 30 tháng Tám, 2014 trước khi trình lên Quốc hội cho ý kiến.