Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa IFC và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Tại buổi lễ, bà Rana Karashesg, Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của IFC phụ trách lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ cho biết ngành chăn nuôi có tiềm năng cao nhưng đang gặp phải nhiều vấn đề khẩn cấp về sức khỏe động vật, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi (ASF) - nguyên nhân tàn phá quần thể chăn nuôi lợn và các ngành công nghiệp thịt lợn trên toàn cầu. Sự bùng nổ của dịch bệnh tại Việt Nam dẫn đến tiêu hủy hơn 30% số lợn ở các tỉnh chỉ trong 1 năm kể từ năm 2019. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đáng kể tới sinh kế của nông dân và giá cả thịt lợn.

Biên bản ghi nhớ này là bước quan trọng trong hỗ trợ khu vực để xây dựng nền tảng phục hồi từ dịch ASF. IFC sẽ hỗ trợ Bộ NN-PTNT tăng cường khung pháp lý cũng như năng lực thể chế của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và giám sát phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch ASF trong chăn nuôi lợn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) và ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) và ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

“Một trong những yếu tố quan trọng trong hợp tác là chúng ta cần thiết lập, vận hành, thí điểm những khu vực về miễn dịch ASF, kêu gọi sự tham gia của khu vực công - tư trong khuôn khổ thảo thuận SPS, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…  Điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh là góp phần duy trì nguồn cung lợn cho thị trường trong nước, thiết lập các vùng chăn nuôi không dịch bệnh và chuẩn bị cho việc xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ra nước ngoài. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương khởi xướng mô hình này. Với nhiệm vụ đầy tham vọng và thách thức này, Bộ NN-PTNT đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực với các chủ thể đảm bảo các bước chiến lược được triển khai mạch lạc”, bà Rana đánh giá.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Bảo Thắng.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Bảo Thắng. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ ở góc độ phát triển kinh tế, an ninh lương thực mà còn là công ăn việc làm, sinh kế của hàng chục triệu hộ nông dân.

Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu với giá trị trên 1 tỷ USD, như lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... bước đầu khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đóng góp trên 25% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và dư địa phát triển ngành được nhận định là còn rất lớn.

Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam vẫn còn không ít những tồn tại, bất cập. Đó là chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ trên 52%, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, an toàn thực phẩm, môi trường còn nhiều rủi ro, năng suất chăn nuôi thấp, chế biến còn hạn chế, giá thành sản phẩm vẫn còn cao... Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh xuất huyết gây tử vong cao ở các loài dễ mắc bệnh thuộc họ Lợn, bao gồm lợn nuôi và lợn rừng. Hiện tại, vẫn chưa có vacxin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi căn bệnh này và bệnh ở thể nặng có thể giết chết 100% lợn bị nhiễm bệnh.

Để khắc phục những tồn tại bất cập và tranh thủ thời cơ thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu ngành chăn nuôi phải khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành phù hợp hơn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Bộ NN-PTNT đánh giá cao vai trò của các đối tác quốc tế như OIE, JICA,  đặc biệt là Tổ chức Tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới (WB) với rất nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ ngành chăn nuôi Việt Nam, như hỗ trợ tài chính, đào tạo chuyên gia, hợp tác nghiên cứu khoa học, đầu tư và trao đổi kỹ thuật, con giống...

Biên bản ghi nhớ nhằm đưa ra khuôn khổ hợp tác, xác định rõ mục tiêu hỗ trợ cải thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao năng lực triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học phòng chống ASF và các bệnh dịch phổ biến khác trong chăn nuôi lợn, góp phần đảm bảo nguồi cung thịt lợn cho thị trường nội địa, hướng tới xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn sinh học hướng tới xuất khẩu.

“Tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của IFC, các đối tác phát triển như OIE, JICA và các cơ quan liên quan của chính phủ, sự quyết tâm cao của Bộ NN-PTNT, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ MOU sẽ được triển khai thành công hỗ trợ cho năng lực cạnh tranh chăn nuôi của Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra nhiều khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng khác cho Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Đại diện tổ chức OIE cho biết sẽ hợp tác với FAO và ASEAN để phát triển chiến lược khu vực để kiểm soát ASF ở khu vực Đông Nam Á.

“Phối hợp hiệu quả là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh lợn xuyên biên giới và ở cấp quốc gia mà ở đó vai trò của Việt Nam và đặc biệt là Bộ NN-PTNT là rất quan trọng”, đại diện OIE cho biết.

Bài viết khác

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người: Sáng kiến Prezode do Chính phủ Pháp chủ trì bao gồm 27 quốc gia thành viên, tập trung vào các nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh lây truyền từ động vật sang người. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) chính thức là thành viên của Sáng kiến Prezode vào năm 2022.

Diễn dàn thương niên cấp cao MSK năm2023

Sáng nay, ngày 7/11/2023, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế, Bà Aler Grubs, Giám đốc quốc gia tổ chức USAID đã chủ trì Diễn đàn cấp cao thường niên năm 2023 về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 2021-2025.

Huy động hợp tác đa ngành và nguồn lực quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Vấn đề mất an toàn thực phẩm cần tới sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ cá nhân tới tổ chức, đặc biệt là sự phối hợp đa ngành, hợp tác đa bên.

Chung tay giải quyết vấn đề bệnh dại, bệnh mới nổi từ động vật

Sáng 9/5, FOUR PAWS International - tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu chính thức trở thành thành viên chính thức của khung đối tác Một sức khỏe Việt Nam (OHP).

HỢP TÁC GIẢM CẦU THỊT THÚ RỪNG

Trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp và triền khai Khung đối tác Một sức khoẻ về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người, ngày 28/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đồng chủ trì Hội thảo truyền thông với chủ đề “Vai trò của các tổ chức Phi chính phủ (NGO) trong nỗ lực thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng có nguy cơ lây truyền bệnh dịch từ động vật sang người”.

Thành lập đối tác công tư trong khuôn khổ Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới

Ngày 21 tháng 10 năm 2022. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế- thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố thành lập Nhóm công tác Công - Tư để giám sát và định hướng chiến lược cho Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH, tiền thân là OIE).

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nông nghiệp và PTNT cho ông Michael John O’Leary

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức buổi lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ông Michael John O’Leary - Cố vấn cao cấp Chương trình An ninh y tế Toàn cầu/Chương trình phòng ngừa các mối đe dọa đại dịch mới nổi thuộc Tổ chức Cơ Quan Phát Triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25 diễn ra ngày 16/8/2022 tại Hà Nội

Sáng nay, ngày 16/8/2022, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cùng với sự tham dự của đại diện hai Bộ đồng chủ trì (Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chủ trì Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 2021-2025.

Lễ Ký kết Đối tác Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25, ngày 23/03/2021(OHP)

Sáng nay, ngày 23/3/2021, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cùng Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Đỗ Xuân Tuyên và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ông Võ Tuấn Nhân đã đồng chủ trì Lễ ký kết Đối tác Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường hợp tác dự phòng sự xâm nhập của vi rút cúm A(H7N9) tại Việt Nam

Trong chuyến công tác tới Việt Nam, các đại diện của tổ chức FAO (trong đó có Ông Dominque Burgeon - Giám đốc Văn Phòng Khẩn cấp và Phục hồi, Ông Juan Lubroth - Phụ trách trưởng về Thú y và Bà Wantanee Kalpravidh - Giám đốc khu vực của Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp các bệnh động vật xuyên biên giới - ECTAD) đã đến thăm và làm việc với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và TS. Nguyễn Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Thú y. Chuyến thăm đã đưa ra thảo luận về các hoạt động dự phòng và ứng phó khẩn cấp tại Việt Nam cũng như khả năng hỗ trợ bổ sung để phòng ngừa sự xâm nhập của vi rút H7N9 cũng như các tác động của biến đổi khí hậu.

Đối tác & dự án

Bản đồ