Việt Nam

Chính phủ Việt Nam ban hành “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021”

Bệnh Dại là một bệnh lây truyền từ động vật sang người phổ biến, ít được chú ý và không được báo cáo đầy đủ với tỷ lệ tử vong gần như 100% trên cả người và động vật. Đây cũng là dịch bệnh gây ra những gánh nặng về kinh tế - xã hội đáng kể ở nhiều quốc gia trên thế giới[1]. Theo báo cáo nghiên cứu “Ước tính tác động kinh tế của bệnh Dại tại Việt Nam”[2], trong giai đoạn 10 năm (2005  - 2014), Việt Nam ghi nhận tổng số 914 trường hợp chết do bệnh Dại, theo đó trung bình có 91,4 ca tử vong mỗi năm. Tổng thiệt hại về kinh tế gây ra bởi bệnh Dại do chó trong thời gian này tại Việt Nam là 14,8 nghìn tỷ đồng. Dại cũng được ghi nhận là một bệnh được được ưu tiên cao trong số các bệnh truyền lây từ động vật sang người ưu tiên phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp (theo Thông tư số 16/2013-TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013). Do đó, cách tiếp cận Một sức khỏe được khuyến nghị áp dụng trong công tác phối hợp ứng phó với dịch bệnh này. Chiến lược Loại trừ Bệnh Dại của ASEAN (ARES) đã đưa ra một khung chiến lược cho việc giảm thiểu và loại trừ bệnh Dại ở các quốc gia thành viên thông qua áp dụng tiếp cận Một sức khỏe. Chiến lược ARES được thông qua tại Hội nghị Liên bộ lần thứ 36 của ASEAN về Nông và Lâm nghiệp và Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 lần lượt được tổ chức trong tháng 9 năm 2014. Việt Nam là quốc gia cam kết đi đầu trong khối ASEAN về phòng chống Dại.

Với vai trò đó, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống Dại. Được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2017, “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021” hướng đến mục tiêu chung nhằm khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021, tiến tới loại trừ bệnh Dại tại Việt Nam. Chương trình do hai cơ quan là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế chịu trách nhiệm đồng quản lý, phối hợp cùng một số cơ quan khác như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh, thành phố. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

·       Trên 95% số xã, phường, thị trấn lập được Danh sách hộ nuôi chó.

·       Tỷ lệ chó nuôi được tiêm phòng vắc-xin Dại tại các xã, phường, thị trấn đạt trên 85%.

·       Trên 70% số tỉnh không có ca bệnh Dại trên chó trong 02 năm liên tiếp.

·       Giảm 60% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người.

·       Giảm 60% số người tử vong do bệnh Dại vào năm 2021 so với số ca mắc bệnh Dại trung bình giai đoạn 2011 - 2015.

Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cần được chú trọng thực hiện bao gồm: Quản lý chó nuôi; Tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó; Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người; Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước; Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát và chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại, Truyền thông; Điều tra và xử lý ổ dịch, … Bên cạnh nguồn ngân sách trung ương và địa phương hàng năm, các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài cũng được kêu gọi tăng cường để hỗ trợ cho công tác phòng chống Dại của Việt Nam.

Trong khuôn khổ pha 1 của dự án “Tăng cường năng lực thực hiện tiếp cận Một sức khỏe tại Việt Nam (SCOH)” do USAID tài trợ thông qua UNDP, nghiên cứu “Ước tính các tác động kinh tế của bệnh Dại tại Việt Nam, giai đoạn 2005-2014” đã đưa ra một số khuyến nghị đáng chú ý. Theo đó, để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh Dại, Việt Nam cần phải tăng các chi phí cho công tác tiêm phòng chó trong khi duy trì hoặc tăng mức độ bao phủ của Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Trong giai đoạn tiếp theo của dự án (SCOH pha 2), Ban thư ký Đối tác OHP dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong việc giám sát thực hiện Kế hoạch Hành động ARES cũng như các hoạt động trong khu vực mà Việt Nam đã cam kết – để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của Việt Nam với tư cách quốc gia đi đầu chiến lược này./.



[1]
 http://vncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/3/endorsed-ares-final.pdf 

[2] Báo cáo “Ước tính tác động kinh tế của bệnh Dại tại Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2014” (Shwiff, S.A., Elser, J. & Hoang, T.X. (2016)) do Đối tác OHP ủy quyền thực hiện trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực thực hiện tiếp cận Một sức khỏe tại Việt Nam” do USAID tài trợ thông qua UNDP.

Bài viết khác

Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25 diễn ra ngày 10/12/2024 tại Hà Nội

Sáng nay, ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ông Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y...

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người: Sáng kiến Prezode do Chính phủ Pháp chủ trì bao gồm 27...

Diễn dàn thương niên cấp cao MSK năm2023

Sáng nay, ngày 7/11/2023, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế, Bà Aler Grubs, Giám đốc...

Huy động hợp tác đa ngành và nguồn lực quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Vấn đề mất an toàn thực phẩm cần tới sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ cá nhân tới tổ chức, đặc biệt là sự phối hợp đa ngành, hợp tác đa bên.

Chung tay giải quyết vấn đề bệnh dại, bệnh mới nổi từ động vật

Sáng 9/5, FOUR PAWS International - tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu chính thức trở thành thành viên chính thức của khung đối tác Một sức khỏe Việt Nam (OHP).

HỢP TÁC GIẢM CẦU THỊT THÚ RỪNG

Trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp và triền khai Khung đối tác Một sức khoẻ về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người, ngày 28/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát...

Thành lập đối tác công tư trong khuôn khổ Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới

Ngày 21 tháng 10 năm 2022. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế- thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố...

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nông nghiệp và PTNT cho ông Michael John O’Leary

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức buổi lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ông Michael John O’Leary...

Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25 diễn ra ngày 16/8/2022 tại Hà Nội

Sáng nay, ngày 16/8/2022, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cùng với sự tham dự của đại diện hai Bộ đồng chủ trì (Bộ Y...

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa IFC và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Biên bản ghi nhớ nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thực hiện.

Đối tác & dự án

Bản đồ