Việt Nam

Những thách thức và cơ hội trong quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam

2017-04-28 18:42:15

Bệnh truyền qua thực phẩm thường do nhiễm trùng hay do độc tố tự nhiên và bị gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay chất hoá học xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống[1]. An toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng nổi cộm trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi chịu gánh nặng lớn về các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm[2]. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác phát triển, các cơ quan nghiên cứu, các bộ, ngành, tổ chức liên quan đã phối hợp tiến hành đánh giá các nguy cơ ATTP và đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý nguy cơ ATTP của quốc gia.

Ngày 27 tháng 3 năm 2017, hội thảo công bố báo cáo “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam – Những Thách thức và Cơ hội” đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới. Báo cáo nghiên cứu tập trung vào chuỗi giá trị thịt lợn và rau ăn lá cho thấy, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 80% thịt lợn và 85% rau chủ yếu được bày bán tại các chợ lẻ (truyền thống), trong đó 76% thịt lợn được giết mổ trong các cơ sở giết mổ nhỏ, chiếm thành phần ưu thế trong chuỗi giá trị, với điều kiện vệ sinh kém. Báo cáo cho biết trong năm 2014-2015 (thống kê chưa đầy đủ) cho thấy có 370 vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam với hơn 10.000 ca mắc, 66 ca tử vong. Trong đó, có tới 41% vụ ngộ độc thực phẩm gây ra bởi vi sinh vật, tiếp đến là độc tố sinh học (28%), hóa học (4%), còn lại 26% không xác định được nguyên nhân.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý tồn tại trong thực phẩm thì các mối nguy sinh học để lại tác hại lớn nhất đến sức khỏe con người. Theo đó, yếu tố nguy cơ sinh học có khả năng là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra các bệnh truyền lây qua thực phẩm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ nhiễm mối nguy vi sinh vật như Salmonella trong thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng còn tương đối cao (tương ứng 30% và 15-69%). Bên cạnh đó, việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất cấm trong chăn nuôi (ví dụ như Salbutamol), sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát cũng tăng nguy cơ để lại tồn dư trong thực phẩm với nồng độ gây hại tới sức khỏe con người.

Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý ATTP hiện đại, nhưng để triển khai hiệu quả khung pháp lý này thì cần tập trung nhiều hơn vào cách quản lý dựa vào nguy cơ và dựa vào các bằng chứng. Truyền thông nguy cơ là chìa khóa trong quản lý các cuộc khủng hoảng hay sự cố về ATTP và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với hệ thống cung cấp thực phẩm. Theo khuyến nghị của báo cáo, các nhà quản lý Việt Nam nên áp dụng các thực hành tốt theo kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và chế biến thực phẩm cũng như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ an toàn thực phẩm (ATTP). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khuyến khích áp dụng hình thức tự kiểm tra, kiểm soát các mối nguy sinh học phổ biến ngay tại trang trại, nơi sản xuất thay vì áp dụng hình thức thanh tra- xử phạt đối với ATTP ở các sản phầm cuối cùng. Không những thế, cần xây dựng và vận hành một hệ thống giám sát thống nhất và toàn diện về các bệnh truyền lây qua thực phẩm. 

Theo ông Nguyễn Việt Hùng (Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI), đại diện nhóm tác giả cho biết trên thực tế, mặc dù không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được mọi vấn đề về ATTP. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy, việc phối hợp các phương án thử nghiệm với nhau đúng cách sẽ góp phần từng bước cải thiện mức độ đảm bảo ATTP của quốc gia. Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cách tiếp cận và hướng đi của Việt Nam trong công tác Vệ sinh ATTP đã đúng. Quan trọng là cần tăng cường năng lực thực hiện nhằm vào một số khâu, việc trọng điểm trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Thế giới để có những hoạt động cụ thể hơn, nhưng trước hết sẽ chú trọng để những khuyến nghị của Báo cáo này được lan tỏa đến mọi người dân và xã hội./.


[2] Báo cáo “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam – Những thách thức và cơ hội”, Ngân hàng Thế giới, 2017. http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2017/03/27/new-report-offers-a-path-to-manage-food-safety-risks-in-vietnam

 

Bài viết khác

Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25 diễn ra ngày 10/12/2024 tại Hà Nội

Sáng nay, ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ông Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y...

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode

Tham vấn quốc gia về đề xuất dự án Preact trong khuôn khổ sáng kiến Prezode về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người: Sáng kiến Prezode do Chính phủ Pháp chủ trì bao gồm 27...

Diễn dàn thương niên cấp cao MSK năm2023

Sáng nay, ngày 7/11/2023, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế, Bà Aler Grubs, Giám đốc...

Huy động hợp tác đa ngành và nguồn lực quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Vấn đề mất an toàn thực phẩm cần tới sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ cá nhân tới tổ chức, đặc biệt là sự phối hợp đa ngành, hợp tác đa bên.

Chung tay giải quyết vấn đề bệnh dại, bệnh mới nổi từ động vật

Sáng 9/5, FOUR PAWS International - tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu chính thức trở thành thành viên chính thức của khung đối tác Một sức khỏe Việt Nam (OHP).

HỢP TÁC GIẢM CẦU THỊT THÚ RỪNG

Trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp và triền khai Khung đối tác Một sức khoẻ về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người, ngày 28/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát...

Thành lập đối tác công tư trong khuôn khổ Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới

Ngày 21 tháng 10 năm 2022. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế- thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố...

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nông nghiệp và PTNT cho ông Michael John O’Leary

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức buổi lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ông Michael John O’Leary...

Diễn đàn cấp cao thường niên về Một sức khỏe Phòng chống Dịch bệnh từ Động vật sang Người (MSK), giai đoạn 21-25 diễn ra ngày 16/8/2022 tại Hà Nội

Sáng nay, ngày 16/8/2022, tại Hà Nội, Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cùng với sự tham dự của đại diện hai Bộ đồng chủ trì (Bộ Y...

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa IFC và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Biên bản ghi nhớ nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thực hiện.

Đối tác & dự án

Bản đồ