Mục tiêu chung: Chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội.
Phương pháp "Một sức khỏe",trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành thú y với các ngành khác như y tế, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên các tình huống sau:
Giải pháp kỹ thuật
* Các biện pháp áp dụng tại khu vực biên giới:Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của chính quyền và các Ban, ngành của địa phương; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới.
* Kiểm soát việc buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốctại các thị trường tiêu thụ gia cầm.
* Tập trung triển khai lấy mẫu giám sát trên gia cầmđược buôn bán trong khuôn khổ các dự án do USAID, FAO, CDC tài trợ; tăng cường năng lực ngành thú y nhằm ứng phó kịp thời, bao gồm tập huấn cho thú y các địa phương; tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm.
* Các biện pháp can thiệp đối với chợ:
- Đối với chợ chuyên buôn bán gia cầm sống: Định kỳ đóng cửa chợ để tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm; lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (nơi bán, nơi tiêu thụ gia cầm); người buôn bán, vận chuyển và người mua gia cầm cần sử dụng khẩu trang, găng tay, ủng khi tiếp xúc gia cầm.
- Đối với chợ có bán và giết mổ gia cầm: Phân tách riêng khu vực bán gia cầm sống và giết mổ gia cầm; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực bán và giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm, sản phẩm gia cầm.
* Biện pháp đối với cơ sở giết mổ, điểm giết mổ gia cầm:Sử dụng bảo hộ lao động theo khuyến cáo của ngành y tế khi tiếp xúc và giết mổ gia cầm; không giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực giết mổ sau mỗi ca làm việc; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
* Tổ chức nghiên cứu phân tích và đánh giá chuỗi cung ứnggia cầm và sản phẩm gia cầm cho thị trường với đầy đủ các thông tin dịch tễ liên quan từ lò ấp trang trại - người vận chuyển - chợ buôn bán, lò giết mổ - người phân phối - người tiêu dùng. Lập sơ đồ mạng lưới cung ứng gia cầm và sản phẩm gia cầm trong từng khu vực để phục vụ kế hoạch ứng phó khi cần.
* Trong trường hợp phát hiện virus cúm A/H7N9trên người tại Việt Nam, thực hiện các biện pháp bổ sung khuyến cáo của ngành y tế.