Việt Nam

Khởi động nhóm công tác Động vật đồng hành

Khởi động nhóm công tác Động vật đồng hành

Sáng ngày 25/1/2024 Đối tác MSK về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người khởi phối hợp với Cơ quan Phúc lợi xã hội Four Paws đồng chủ trì và khởi động nhóm công tác Động vật đồng hành.

Ngày 9/5/2023, FPI chính thức là thành viên chính thức của Khung Đối tác Một sức khỏe Việt Nam (One Health Partnership - OHP) về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người. Theo đó, Nhóm công tác kỹ thuật trong Khung đối tác về Sức khỏe và Phúc lợi động vật đồng hành cũng đã được thành lập. FOUR PAWS đã và đang làm việc chặt chẽ với Ban thư ký Khung đối tác Một sức khỏe (MSK) xây dựng Điều khoản tham chiếu  của Nhóm công tác kỹ thuật nhằm cải thiện phúc lợi và sức khỏe của động vật đồng hành liên quan đến việc giải quyết các rủi ro trong Khung đối tác MSK. Sự kiện được đồng chủ trì bởi 03 cơ quan kỹ thuật: Vụ Hợp tác quốc tế (Trưởng ban thư ký MSK); Cục Chăn nuôi và Bác sĩ Karan Kukreja, Trưởng Chiến dịch về Động vật Đồng Hành khu vực Đông Nam Á

Phát biểu tại Hội nghị ông Phạm Kim Đăng, PCT Cục Chăn nuôi cho rằng: đây sẽ là (1) diễn đàn cho các bên liên quan đến phúc lợi và sức khỏe động vật đồng hành, bao gồm các thành phần kinh tế khác nhau; (2) Thảo luận về bệnh dại và các biện pháp có thể thực hiện nhằm tăng cường nỗ lực của Việt Nam và các đối tác trong việc loại trừ bệnh dại, bao gồm các vấn đề liên quan đến buôn bán thịt chó và mèo; (3) Thảo luận về chính sách và pháp luật hiện hành liên quan đến động vật đồng hành, (phúc lợi động vật)  tại Việt Nam, đồng thời xác định những thiếu sót cần cải thiện; (4) Thúc đẩy chung các vấn đề chính sách cụ thể để Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan hành động, đồng thời đóng vai trò là diễn đàn chung để Chính phủ Việt Nam tham vấn và thu thập ý kiến phản hồi về các dự thảo chính sách, quy định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác, báo cáo lên Ban chỉ đạo cấp cao của Thỏa thuận Khung đối tác MSK, tận dụng cơ chế họp thường niên cấp cao Một sức khỏe; (5) Thảo luận và thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe thể chất và tinh thần do tương tác với động vật đồng hành, bao gồm cả hoạt động buôn bán thịt chó và mèo, đồng thời thúc đẩy tương tác lành mạnh giữa con người và động vật đồng hành, bao gồm thông qua hoạt động đào tạo, giáo dục, truyền thông về sở hữu vật nuôi có trách nhiệm. Do đó trong Cuộc họp lần 1, Đối tác cùng nhau thống nhất các nội dung cơ bản về quản lý nhà nước và xới xáo các vấn đề trọng tâm của nhóm, từ đó, có cơ sở để vận hành và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, các thiếu hụt về nguồn lực để cùng nhau tìm cách tháo gỡ.

Ông Vũ Thanh Liêm, Trưởng Ban Thư ký đối tác MSK nhấn mạnh:  Chúng ta cần nhìn lên và nhìn sang các bạn láng giềng, như Hàn Quốc, Cam-pu-chia đều đã có những quy định triệt để trong việc bắt nhốt, giết mổ trái phép chó mèo, thì không có cớ gì Việt Nam không làm được và học hỏi theo những tiến bộ quốc tề về phúc lợi động vật nói chung và động vật đồng hành nói riêng. Qua bức tranh tổng thể về quản lý phúc lợi động vật nói chung và động vật đồng hành nói riêng, ta thấy còn rất nhiều vấn đề, ko chỉ là đối xử với chó mèo mà còn chăn nuôi vật nuôi lấy thịt cần  áp dụng theo các quy định theo Luật trong nước, Luật và tập quán quốc tế. Tại Việt Nam có qđ tại Luật Chăn nuôi  năm từ điều 69 đến điều 72; Luật Thú y năm 2015, điều số 21 vv…  Tuy nhiên, việc tuân thủ vướng vào rất nhiều khó khăn vì nhận thức, đầu tư cơ hạ tầng, chuồng trại, điều kiện giết mổ, điều kiện y tế vv… Nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi về điều kiện hội nhập, sự tự nguyện áp dụng quy trình quốc tế để hội nhập và đáp ứng yêu cầu của quốc tế của các doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã về thú y, chăn nuôi…

Nhóm động vật đồng hành được kỳ vọng và đánh giá là một nhóm kỹ thuật có nội dung thời sự, thu hút được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, từ văn phòng quốc hội tới các Bộ ban ngành, bởi tính thời sự, nhân văn đối với các con vật này, cụ thể:  số lượng động vật đồng hành tại Việt Nam, đặc biệt là chó và mèo, có xu hướng gia tăng đều đặn. Chúng trở thành những người bạn thân thiết và thành viên trong gia đình. Các bệnh viện/phòng khám, khách sạn sang trọng và dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao dành cho chó và mèo cũng đã trở nên ngày càng phổ biến. Mặc dù động vật đồng hành có nhiều ý nghĩa tích cực đối với con người nhưng cũng có một số tác động đến sức khỏe cần được quan tâm và cần phải cùng nhau giải quyết, đặc biệt là bệnh dại gây chết người vẫn tiếp tục chưa được kiểm soát triệt để.

  Với điều kiện nguồn lực trong nước hạn chế, Bộ NN và PTNT kêu gọi các đối tác quốc tế lưu tâm đến nhiệm vụ mang tính thời sự  này, và qua đó cảm ơn sự đồng hành của các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, đặc biệt  là cơ quan Tổ chức phúc lợi động vật FPI, bác sỹ Karan, đã đồng chủ trì và cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng nhóm Công tác quong trọng này.

Về phía cơ quan đồng chủ trì FPI, Trưởng chiến dịch ĐV đồng hành khu vực DDNA, bác sỹ Karan đánh giá cao Khung khổ Đối tác MSK giai đoạn 2021 đến 2025 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và 30 đối tác phát triển trong nước và quốc tế ký kết, thể hiện cam kết lâu dài của Chính phủ và các thành viên đối tác hợp tác cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là giảm thiểu rủi ro đại dịch trong tương lai. Khung đối tác MSK có vai trò điều phối và hỗ trợ Việt Nam trong vai trò đi đầu trong việc giải quyết các rủi ro MSK, cả các căn bệnh hiện tại cũng như sự lan tỏa của các mầm bệnh mới nổi trong tương lai. Đồng thời khẳng định cam kết đồng chủ trì cho các cuộc họp lần 2, và đóng góp vào triển khai mục tiêu và nhiệm vụ của Đối Tác MSK thông qua các cơ chế hợp tác cấp cao và cấp kỹ thuật.

Trong bối cảnh đầu năm dương lịch, cuối năm âm lịch nhưng tinh thần của các đối tác MSK đều rất nghiêm túc, nhiệt tình và tham dự đầy đủ  khẳng định sự quan tâm và thực thi các cam kết tại Khung đối tác MSK về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người. Các Cục đầu mối như Chăn Nuôi; Thú y, các cơ quan kỹ thuật liên quan đều mong muốn thông qua cơ chế này, sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam trong công tác quản lý phúc lợi động vật, kiểm soát  phòng chống bệnh dại, đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò truyền thông, đào tạo nhận thức cộng đồng, huy động sự tham gia đa ngành từ thú y, y tế, chăn nuôi, an toàn thực phẩm, du lịch và văn hoá vv…