Phòng chống đại dịch

Dự án PreAct: Tăng cường hiểu biết về dịch bệnh mới nổi từ động vật sang người

2025-03-21 21:20:37

Dự án dự kiến dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (giai đoạn 2025-2028) nhằm tăng cường hiểu biết về dịch bệnh mới nổi từ động vật sang người

 

Kêu gọi 1,6 triệu USD dự án PreAct tại hai quốc gia

Sáng 21/3, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp (CIRAD) tổ chức Hội thảo tham vấn đề xuất cho dự án PreAct (Prezode in Act - Đưa sáng kiến vào hành động) trong khuôn khổ Sáng kiến Prezode - Phòng chống dịch bệnh lây lan từ động vật, do Chính phủ Pháp tài trợ thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu cho biết, Sáng kiến Prezode có sự tham gia của 29 quốc gia thành viên, tập trung vào các nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ NN-PTNT) chính thức là thành viên vào năm 2022.

Tại Việt Nam, CIRAD là thành viên tích cực của sáng kiến Prezode đang tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông qua Văn phòng Ban Thư ký Đối tác Một sức khoẻ về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người chuẩn bị đề xuất dự án PreAct. Dự án dự kiến dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, trong đó sẽ triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2028, nhằm tăng cường hiểu biết về dịch bệnh mới nổi từ động vật sang người, xác định và giám sát rủi ro thông qua cách tiếp cận từ dưới lên, tăng cường năng lực quản lý rủi ro xuyên biên giới và tăng cường hiệu quả vận hành của các cơ quan địa phương.

Theo ông Tô Việt Châu, sau 9 tháng chuẩn bị kể từ cuộc họp tham vấn lần 1, các nội dung kỹ thuật trọng tâm đã được đề xuất lên AFD với tổng vốn dự kiến trên 1,6 triệu USD cho hai nước Việt Nam và Philippines. Dự án dự kiến chia thành 4 hợp phần gồm nhận diện rủi ro, giảm thiểu rủi ro, giám sát Một sức khoẻ dựa vào cộng đồng và nâng cao năng lực cho Một sức khoẻ. Địa bàn dự kiến triển khai Dự án là Tiền Giang và Thái Nguyên. Tham dự buổi tham vấn, có sự tham gia trực tiếp của Đại diện các Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang và Thái Nguyên để trực tiếp trình bày và kiến nghị về tình hình chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh tại 02 tỉnh. 

Thông qua dự án PreAct, Bộ Nông nghiệp và Môi trường mong muốn dự án sẽ giúp tạo ra cơ chế đối thoại dài hạn cho khoa học, chính sách và xã hội; tăng cường hợp tác đa ngành; bảo đảm sử dụng phương pháp tiếp cận Một sức khoẻ trong cơ chế ra quyết định nhằm tối ưu hoá lợi ích; cung cấp các nghiên cứu để chứng minh lợi ích đan xen giữa kinh tế và sức khoẻ thông qua Một sức khoẻ; làm thông thoáng, đẩy nhanh quyết định của các bên liên quan; tăng cường của khối tư nhân tham gia các sáng kiến xanh nhằm đảm bảo sức khoẻ của môi trường, con người và vật nuôi; tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, thay đổi tư duy, nhận thức về Một sức khoẻ.

Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất trong thúc đẩy Một Sức Khỏe

TS Marisa Peyre, Phó trưởng đơn vị nghiên cứu ASTRE, CIRAD cho rằng, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đi đầu không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới trong việc thể chế hóa và áp dụng phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe” (One Health). Trước những thách thức và mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các bệnh truyền nhiễm lây lan từ động vật sang người, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách, chiến lược và quản trị mạnh mẽ, phù hợp với Kế hoạch Hành động Chung Một sức khỏe (1L) của bốn tổ chức quốc tế: WHO, FAO, UNEP và WOAH.

“Chúng tôi tin rằng Sáng kiến PreZode và dự án PreAct sẽ đóng góp tích cực cho những mục tiêu này và còn hơn thế nữa. Việt Nam không chỉ là quốc gia tiên phong trong việc thực hiện One Health, mà còn có tiềm năng dẫn đầu trong việc chứng minh giá trị gia tăng của cách tiếp cận này thông qua các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ đại dịch”, TS Marisa Peyre cho biết.

Ngoài ra, HT cũng kêu gọi các nguồn tài trợ quốc tế khác để hỗ trợ sáng kiến PREACT. Trước mắt, PREACT giai đoạn này sẽ do nguồn hỗ trợ từ tổ chức AFD. Hộ thảo chia sẻ về kế hoạch huy động nguồn lực từ  Quỹ Đại dịch nhằm triển khai các nhiệm vụ về MSK của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Ông Nguyễn Việt Hùng, lãnh đạo Chương trình Sức khỏe, Viện Chăn nuôi Quốc tế (ILRI Kenya) thông tin, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia năng động nhất trong việc thúc đẩy cách tiếp cận Một Sức Khỏe.

Đối với dự án PreAct, mặc dù đã nhận được một phần tài trợ từ Chính phủ Pháp, nhưng để mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác, cần thêm nguồn kinh phí. Quỹ phòng chống đại dịch (Pandemic Fund) mở ra cơ hội để huy động nguồn lực này, đồng thời giúp nâng cao sự hiện diện và tác động của sáng kiến Prezode cả ở cấp khu vực lẫn quốc gia – trong đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết tham gia và đóng vai trò tiên phong.

Chúng tôi vinh dự được hợp tác lâu dài với Việt Nam trong dự án mới này thuộc khuôn khổ Sáng kiến Prezode, để cùng nhau hướng đến một tương lai không còn đại dịch cho tất cả mọi người. Tôi xin chúc buổi tham vấn và hội thảo hôm nay diễn ra hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng của tất cả các quý vị.

Ngoài ra, ồn Hùng cũng nhấn mạnh về sự hợp tác để thúc đẩy sáng kiến. Trong đó, chương trình khoa học mới của Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) về thực phẩm bền vững từ chăn nuôi và thủy sản có Việt Nam là quốc gia được ưu tiên.

Chương trình triển khai cũng có 6 hợp phần bao gồm cả hợp phần cho Một sức khoẻ, tập trung vào các ưu tiên bao gồm: tiếp tục tạo lập bằng chứng khoa học về các rủi ro như bệnh lây truyền từ động vật sang người, kháng kháng sinh, và bệnh truyền qua thực phẩm; đồng thiết kế các sáng kiến can thiệp; và hỗ trợ quốc gia triển khai Một sức khoẻ ở cấp chính sách và thực địa.

 

Bài viết khác

Cuộc họp Nhóm công tác đa ngành về Phòng chống đại dịch với chủ đề năm 2024 “RỦI RO BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ VẬT HOANG DÔ

Ngày 26/8/2024 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh động vật sang người (OHP for Zoonoses), theo cơ chế bình thường, Bộ Nông nghiệp và Phát...

Đối tác & dự án

Bản đồ