Việt Nam

Kết quả thực hiện thông tư liên tịch số 16 phòng chống dịch bệnh truyền lây từ động vật tại một số tỉnh

Kết quả thực hiện thông tư liên tịch số 16 phòng chống dịch bệnh truyền lây từ động vật tại một số tỉnh

Năm 2013, Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT về việc “Hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người” nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc tăng cường phối kết hợp giữa hai ngành y tế và thú y trong công tác báo cáo định kỳ, thường xuyên giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch và truyền thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Nhằm báo cáo kết quả thực hiện dự án thí điểm tăng cường thực hiện thông tư liên tịch Y tế - Nông nghiệp tại 4 tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Nam và Bình Định, đồng thời thảo luận đề xuất các hoạt động thực hiện trong thời gian tới, ngày 22/11/2017, tại Cục Y tế dự phòng đã diễn ra cuộc họp rà soát kết quả triển khai Thông tư với sự tham gia của đại diện lãnh đạo hai Cục Y tế dự phòng và Cục Thú y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Ban thư ký Đối tác OHP và Dự án Chuẩn bị và Ứng phó (P&R).

Kết quả khảo sát tại 4 tỉnh cho thấy, Thông tư 16 đã định hướng cho 2 ngành phối hợp chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh lây từ động vật sang người, đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng văn bản phối hợp liên ngành các cấp, giúp cho các nhà quản lý chỉ đạo xuyên suốt hệ thống trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa có nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động phối hợp liên ngành; Giám sát hỗ trợ từ tuyến trên chưa được thường xuyên thực hiện; Thiếu nhân lực cả 2 ngành, đặc biệt đối với Thú Y cơ sở, đãi ngộ thấp, không khuyến khích được cán bộ; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là tuyến xã, ngành Thú y; Năng lực cán bộ cơ sở còn những hạn chế (kỹ năng tin học, giám sát, báo cáo, xử lý ổ dịch) và các bệnh lây từ động vật không được quan tâm như nhau.

Trên cơ sở đó, một số nhận xét và khuyến nghị đã được đưa ra để thực hiện hiệu quả thông tư trong thời gian tới, bao gồm:

·        Cần xây dựng kế hoạch chung và kinh phí phối hợp liên ngành hàng năm đểUBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, cần lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra, giám sát hỗ trợ thực hiện Thông tư 16 tại các tuyến.

·        Việc phổ biến rộng rãiThông tư 16cho tuyến dưới, đồng thời xây dựng và ban hành Hướng dẫn thực hiện Thông tư 16 chi tiết, cụ thể và khả thilà rất quan trọng.

·        Cần có phương án đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất, đãi ngộ và nâng cao năng lực cho cán bộ các tuyến thông qua tập huấn, đào tạo.

·        Xem xét sử dụng mẫu báo cáo TT54cho việc trao đổi thông tin liên ngànhcủa bên Y tếvà sử dụng đội chống dịch sẵn có của các ngành thay thế cho đội liên ngành (trong đó có sự thống nhất kế hoạch, hoạt động, báo cáo chung khi triển khai tại thực địa).

Các kết quả này đã được chia sẻ tại Hội thảo “Từ Nghiên cứu đến Chính sách” nhằm tiếp tục thảo luận đưa ra phương án giải quyết các vấn đề tồn đọng, giúp cho trong việc triển khai Thông tư thuận lợi hơn trong thời gian tới./.